Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (The Fourth Industrial Revolution-CuộcCMCN 4.0)đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt đang tác động mạnh mẽ tới các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á. Cuộc CMCN 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc CMCN lần thứ 3, đó là cuộc Cách mạng số đã bắt đầu xuất hiện từ giữa Thế kỷ trước,đặc trưng bởi Internet, máy tính, hệ thống mạng, bởi công nghệ cảm biến, Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Cuộc CMCN 4.0 với 3 lĩnh vực chủ yếu, đó là Kỹ thuật số,Công nghệ sinh học và Vật lý.
• Kỹ thuật số, tập trung vào Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data);
• Công nghệ sinh học, tập trung nghiên cứu nhằm tạo ra những công nghệ mới, tiên tiến có tính đột phá trong ngành Nông nghiệp, Thủy sản, Y& Dược, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trường,..;
• Vật lý, với Robot thế hệ mới, Công nghệ in 3D, Xe tự lái, Vật liệu mới và Công nghệ Nano.
Đặc trưng của cuộc CMCN 4.0là các hệ thống sản xuất Thực - Ảo lần đầu tiên được Tiến sỹ Jame Truchat - Giám đốc Điều hành của National Instrumentsđã nêu ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua điện toán đám mây.Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt đầu từ Dự án Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover (Đức); Chính thức nhận diện khái niệm, nội hàm cuộc CMCN 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46, ngày 20/01/2016 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ.
Cuộc CMCN 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và đang làm thay đổi nền công nghiệp của cácnước. Trọng tâm của cuộc Cách mạng này là sự kết hợp giữa ba thế giới: Thế giới thực, Thế giới Ảo (Thế giới số), Thế giới sinh vật, đặc trưng là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực Vật lý, Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống Ảo và Thực.
Tác động của cuộc CMCN 4.0đối với hoạt động sản xuất,đó là các yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ thay đổi căn bản do hội tụ được các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, IoT, Robot thế hệ mới, Công nghệ in 3D, Công nghệ điện toán đám mây, Công nghệ Nano, Công nghệ sinh học, Phương pháp điều trị kỹ thuật số,... Cuộc cách mạng nàysẽ làm mất đi những lợi thế sản xuất truyền thống như nhân công rẻ, sở hữu nhiều tài nguyên. Các ngành nghề phổ thông thuộc nhóm thu nhập trung bình sẽ giảm dần, thậm chí biến mất và thay vào đó là những việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Nguồn lao động giá rẻ sẽ mất dần lợi thế do tự động hóa, Robot hóa và Công nghệ in 3D. Lúc này, đất đai cũng trở nên ít quan trọng hơn và tài nguyên thiên nhiên từng bước bị thay thế bởi công nghệ vật liệu tổng hợp mới. Bên cạnh đó, khả năng tự động hóa siêu việt của máy móc hoàn toàn có thể thay thế hoạt động cơ học, thậm chí là trí tuệ của con người. Khi đó, khung cảnh về một thế giới hoạt động bằng Robot, máy tính với Trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản trị các hệ thống phức tạp đã không còn là viễn cảnh. Các phương thức sản xuất mới dự báo sẽ làm sản lượng của các ngành sản xuất vật chất tăng mạnh hơn bao giờ hết, đặc biệt là phương thức quản lý với sự xuất hiện của Thế giới Ảo. Những công nghệ hiện đại được tích hợp có thể kết nốiThế giới Thực và Ảo để sản xuất, con người có thể điều khiển quy trình sản xuất ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát được tất cả mọi hoạt động của các Nhà máy thông minh thông qua sự vượt trội của Internet.
Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa Quy trình sản xuất, Phương thức sản xuất nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm,giá trị gia tăng cao và tối ưu hóa thời gian sản xuất. Vì vậy, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo rằng cuộc CMCN 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân và đang làm biến đổi sâu sắc mọi nền công nghiệp, tác độngsâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, an ninh ở mọi quốc gia. Do vậy, Chính phủ của mỗi nước cần có những quyết sách, Chiến lược lựa chọn cách tiếp cận khôn ngoan, hợp lý để tận dụng những lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước mình.
Nhận diện được sự phát triển như vủ bão của cuộc CMCN 4.0 và lợi ích to lớn do cuộc Cách mạng này mang lại, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, Hội Nam y Việt Nam với tinh thần và trách nhiệm của mình, chủ độnglựa chọn, triển khai một số nhiệm vụsau đây để hiện thực hóa Chỉ thị của Thủ tướng và đồng hành cùng với cuộc CMCN 4.0:
1.“Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về Nam dược Việt Nam”với cuộc CMCN 4.0: Việc xây dựng “Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về Nam dược Việt Nam”(một dạng Big Data, gọi tắt là NHDLQGNDVN)được ứng dụng Công nghệ số, Công nghệ mạng, Công nghệ thông tin. NHDLQGNDVN đượckết cấu các Modul về cây, con, khoáng vật làm thuốc, các bài thuốc quýđượcsố hóa ảnh màu để dễ nhận dạng, mô tả chính xác tên khoa học, tên thường gọi, tên khác, tính, vị, quy kinh, những hoạt chất sinh học chính và tác dụng chữa bệnh; Các bài thuốc dân gian, bài thuốc gia truyền được nêu rõ Họ và tên tác giả (Gia đình/Dòng họ), địa chỉ, nguồn gốc, xuất xứ, tính, vị, quy kinh,tác dụng và hiệu quả chữa bệnh.Cấu trúc NHDLQGNDVN gồm: Phần mềm để quản trị dữ liệu và công cụ tra cứu; Phần cứng: Máy tính PC để nhập dữ liệu,Máy chủ (Server)để lưu trữ,bảo quản an toàn dữ liệu, đường truyền để kết nối lên Cổng Thông tin điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu tra cứu, sử dụng.NHDLQGNDVNsẽdomột đơn vị trực thuộc Hội có chuyên môn trực tiếp quản trị, vận hành, tổ chức cập nhật và bảo quản an toàn dữ liệu,tổ chức tra cứu cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu. Đồng thờicần cósự chung sức nhiệt tình, trách nhiệm cao của các Hội viên của Hội Nam y Việt Nam trong việc sưu tầm, mô tả dược tính, tác dụng chữa bệnh của mỗi cây, con, khoáng vật làm thuốc, các bài thuốcquý nhằm tạo ra các Files điện tử để tích hợp vào Máy chủ. NHDLQGNDVNsẽ mang lại thuận lợi cho nhà Quản lý (để biết hiện trạng, tiềm năng, tác dụng chữa bệnh của cây, con và khoáng vật làm thuốc, các bài thuốc quý nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách bảo tồn,phát triển và chữa bệnh), nhà Khoa học, các Thầy thuốc, Lương y để tra cứu, tham khảo, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới để không ngừng nâng cao năng lực khám, chữa bệnh; Mặt khác thường xuyên cung cấp thông tin chính thống phục vụmọi đối tượng để phổ cập kiến thức cho cộng đồng về tác dụng chữa bệnh, những lợi ích, ưu việt khi sử dụng thuốc Nam. Đồng thời NHDLQGNDVN là cơ sở khoa học quan trọng hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.
2. Thuốc Nam với cuộc CMCN 4.0, để sản xuất các loại thuốc Nam chất lượng cao, cầnnghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc &thiết bị hiện đạivào các công đoạn sản xuất sau đây:
+ Xác lập Quy trình sản xuất nguyên liệu bán thành phẩm và chiết tách các loại tinh dầu thảo dược; Phân tích tính hóa lý, dược tính của cây thuốc,nhóm cây thuốc, động vật và khoáng vật làm thuốc;
+ Xác lập Quy trình và lựa chọn công nghệ bào chế, công nghệ sản xuất thiết bị y tếphù hợp để tạo ra các loại sản phẩm, thiết bị y tếđạt chất lượng cao dưới hình thức Pilot, tiện ích cho việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
+ Kiểm nghiệm, phân tích, đánh giá các hoạt chất sinh học trong cây thuốc, nhóm cây thuốc, động vật và khoáng vật làm thuốc, các sản phẩm thuốc nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
3.Công tác đào tạo với cuộc CMCN 4.0:Cuộc Cách mạng này có tác động làm thay đổi hoạt động đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toànmới.Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu (Big Data) sẽ là những công cụ và phương tiện tốt nhất để thay đổi phương pháp đào tạo. Các lớp học truyền thống với không gian hạn chế, thiếu các phòng thí nghiệm sẽđược thay bằngcác lớp học trực tuyến, các phòng thí nghiệm Ảo, người học có thể trãi nghiệm trong một không gian học đa dạng, tài nguyên học tập bằng dữ liệu số trong điều kiện kết nối không gian Thật và Ảo vô cùng phong phú. Người học có thể tương tác trong điều kiện như thật thông qua các hệ thống phần mềm và hệ thống mạng. Chất lượng đào tạo trực tuyến sẽ được kiểm soát dễ dàng bằng các công cụ hỗ trợ như công nghệ cảm biến và kết nối không gian mạng.
Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dường kỹ năng chuyên môn của Hội Nam y Việt Nam, có thể từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn, cụ thể Giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, tham khảo phải được số hóa, các bài giảng của Giáo viên cần ứng dụng phần mềm để trình bày, đặc biệt các buổi hướng dẫn thực tế, kỹ năng thăm khám, châm cứu của các chuyên gia, các Thầy thuốc cần được làm thành các Video để phổ biến. Hiện nay, các Hội viên của Hội Nam y, các Thầy thuốc gia đình/Dòng họ - một lực lượng rất lớn cần được phổ cập, chuẩn hóa và nâng caokiến thức để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của cộng đồng. Vì vậy, các Giáo trình, các Bài giảng phải được cập nhật kiến thức, phải được số hóa, các Video kết nối lên Công Thông tin điện tử để phố biến rộng rãi cho các Hội viện, các đối tượng nói trên để tra cứu, sử dụng và tự học để không ngừng nâng cao kiến thức.
4. Bệnh viện, Phòng khám điện tửvới cuộc CMCN 4.0:Xây dựng Mô hình liên kết, liên doanhthử nghiệm Phòng khám, Trung tâm Khám chữa bệnh vàBệnh viện Nam y điện tử bằng việc ứng dụng Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Internet kết nối vạn vật, Mobility. Lựa chọn khoảng 15 đến 30 Phòng khám, Trung tâm và Bệnh viện làm một Mô hình, sau khi thử nghiệm thành công, sẽ mở rộng. Mô hình được thiết kế với một hệ thống phần mềm chuyên dụng để quản trị dữ liệu, quản lý bệnh nhân. Mục tiêu hoạt động của các Phòng khám, Trung tâm khám chữa bệnh, Bệnh viện trong Mô hình này là không dùng giấy tờ, sử dụng Y bạ điện tử/ Bệnh án điện tử/ Hồ sơ sức khỏe điện tử. Mỗi bệnh nhân được cấp một Thẻ điện tử, trong đó được mô tả đầy đủ lý lịch/ tình trạng sức khỏe,thông tin khám bệnh được cập nhật liên tục, do vậy việc thăm khám, chữa bệnh giúp cho Bác sỹ chẩn đoán chính xác, đưa ra hướng điều trị rất thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể dùng thẻ để khám bất cứ Phòng khám, Trung tâm khám chữa bệnh, Bệnh viện nào trong Mô hình và có thể theo dõi tình trạng bệnh của mình qua Mobi khi đã được kết nối với Bác sỹ/Thầy thuốc. Mô hình này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân như đặt lịch khám qua Mobi, có thể thanh toán trực tuyến giảm thời gian đi lại, chờ đợi khám bệnh, Bác sỹ chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh hơn, tư vấn toa thuốc phù hợp, giảm các chi phí cho bệnh nhân.
5. Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Nam dượcsạch với cuộc CMCN 4.0: Xây dựng Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Nam dược sạch ứng dụng công nghệ cao có tính thử nghiệm nhưng phải đạt chuẩn GMP-WHO (Good Manufacturing Practive – Thực hành tốt sản xuất thuốc,*World Health Organization-Tổ chức Y tế Thế giới) và tiêu chuẩnGACP-WHO (GACP-Good Agricultural and Collection Practices - Thực hành tốt trồng trọt và thu hái)là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO. Tiêu chuẩn GACP-WHO có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn Nam dược sạch, đảm bảo chất lượng, bao gồm hai nội dung chính là: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP). Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loại cây thuốc cụ thể, phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản. Như vậy,GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn Nam dược sạch, đạt các tiêu chuẩn và nội dungcủa GACP rất rộng, khá phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học, khoa học quản lý. GACP nêu ra các điều kiện cũng rất cụ thể, về nhân lực: những người trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng phải được đào tạo để có kiến thức và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm; Về cơ sở vật chất,đảm bảomôi trường sạch tại khu vực nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, khi triển khai Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Namdược sạch, các nhà khoa học, kỹ thuật viên chủ trì xây dựng Mô hính cần nghiên cứu sâu hơn các yêu cầu của GMP-WHO và GACP-WHO để thực hiện đúng quy trình nhằm tạo ra nguồn Nam dược sạch, có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.Khi Mô hình kết thúc thành công, chúng ta sẽ nhân rộng theo quy hoạch vùng trồng thuốc Nam tập trung phù hợp vùng sinh tháivới quy mô công nghiệp, thực hiện đúng chuẩn GMP-WHO vàGACP-WHO, mở ra triển vọnglớn xuất khẩuNam dược sạch của nước ta.Nhiệm vụ này cũng phù hợp vớiQuyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về“Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
6. Trung tâm Thương mại với cuộc CMCN 4.0: Việc xây dựng Trung tâm Thương mại nhằm quy tụ các loại thuốc Nam, thực phẩm chức năng trên phạm vị cả nước, đẩy mạnh hoạt động thương mại và làm đầu mối cung ứng, phân phối sản phẩmđến Hệ thống đại lý trong cả nước.Trung tâm Thương mại cũng là nơi hội tụ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của các Chi hội, Hội viên của Hội Nam y Việt Nam,kết nối các đối tác sản xuất kinh doanh, thương mại thuốc Namtrong và ngoài nước.
Trung tâmThương mại sẽ từng bước liên kết với các doanh nghiệpsán xuất các loại thuốc Nam, thực phẩm chức năng chất lượng cao, tiến đếnxây dựng& đăng ký sở hữu Nhãn hiệu sản phẩm, Thương hiệu, đẩy mạnh hoạt độngtuyên truyền, quảng cáo, Marketing,xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Để thỏa mãn các nhu cầu nêu trên, Trung tâm Thương mại sẽ được xây dựng các Khu chức năng:
• Khu Trình diễn, Triển lãm, Quảng cáo, Marketing, giao dịch sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước;
• Khu Siêu thị Thương mại sản phẩm;
• Khu Dịch vụ, Hội nghị, Hội thảo khoa học, Diễn đàn Hội viên của Hội Nam y Việt Nam, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
• Khu Văn phòng làm việc.
Việc Quản trị Trung tâm Thương mạisẽ ứng dụng Công nghệ thông tin, Công nghệ số, Công nghệ mạng, Công nghệ cảm biến, trang bị hệ thống Camerađể tối ưu hóa mọi hoạt động và các loại hình dịch vụ.
Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nammạnh dạn đề xuất 6 nhiệm vụ nêu trên, có thể chưa đầy đủ và mong nhận được sự chỉ đạo, góp ý, bổ sung của Lãnh đạo Hội Nam y Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện. Những nhiệm vụ đócó thể lập thành các Dự án và triển khai theo Kế hoạch: Ngắn hạn (1đến 2 năm), Trung hạn (từ 3 đến 5 năm) vàDài hạn (từ 5 năm trở lên).Lãnh đạo Hội có thể giao cho các đơn vị có năng lực thực hiện Dự án với việc xác định rõ: Mục tiêu, Nội dung công việc, Công nghệ ứng dụng, Nhân lực, Vốn đầu tư, Dự kiến thời gian hoàn thành, Hiệu quả kinh tếvà tác động xã hội của mỗi Dự án để Hội có cơ sở quản lý, điều hành, giám sát tiến độ thực hiện. Viện sẽ tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nam y Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 và sẽ đồng hành có trách nhiệm khi được Hội phân công nhiệm vụ.
Nhân dịp năm mới Xuân Kỷ Hợi 2019,Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nam trân trọng Kính chúc Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường vụ, các Ủy viên BCH và các Hội viên Hội Nam y Việt Nam đón Xuân mới với tinh thần của cuộc CMCN 4.0, dồi dào Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành đạt và luôn gặp nhiều May mắn trong cuộc sống.
• Kỹ thuật số, tập trung vào Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data);
• Công nghệ sinh học, tập trung nghiên cứu nhằm tạo ra những công nghệ mới, tiên tiến có tính đột phá trong ngành Nông nghiệp, Thủy sản, Y& Dược, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trường,..;
• Vật lý, với Robot thế hệ mới, Công nghệ in 3D, Xe tự lái, Vật liệu mới và Công nghệ Nano.
Đặc trưng của cuộc CMCN 4.0là các hệ thống sản xuất Thực - Ảo lần đầu tiên được Tiến sỹ Jame Truchat - Giám đốc Điều hành của National Instrumentsđã nêu ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua điện toán đám mây.Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt đầu từ Dự án Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover (Đức); Chính thức nhận diện khái niệm, nội hàm cuộc CMCN 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46, ngày 20/01/2016 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ.
Cuộc CMCN 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và đang làm thay đổi nền công nghiệp của cácnước. Trọng tâm của cuộc Cách mạng này là sự kết hợp giữa ba thế giới: Thế giới thực, Thế giới Ảo (Thế giới số), Thế giới sinh vật, đặc trưng là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực Vật lý, Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống Ảo và Thực.
![]() |
Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa Quy trình sản xuất, Phương thức sản xuất nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm,giá trị gia tăng cao và tối ưu hóa thời gian sản xuất. Vì vậy, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo rằng cuộc CMCN 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân và đang làm biến đổi sâu sắc mọi nền công nghiệp, tác độngsâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, an ninh ở mọi quốc gia. Do vậy, Chính phủ của mỗi nước cần có những quyết sách, Chiến lược lựa chọn cách tiếp cận khôn ngoan, hợp lý để tận dụng những lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước mình.
Nhận diện được sự phát triển như vủ bão của cuộc CMCN 4.0 và lợi ích to lớn do cuộc Cách mạng này mang lại, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, Hội Nam y Việt Nam với tinh thần và trách nhiệm của mình, chủ độnglựa chọn, triển khai một số nhiệm vụsau đây để hiện thực hóa Chỉ thị của Thủ tướng và đồng hành cùng với cuộc CMCN 4.0:
1.“Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về Nam dược Việt Nam”với cuộc CMCN 4.0: Việc xây dựng “Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về Nam dược Việt Nam”(một dạng Big Data, gọi tắt là NHDLQGNDVN)được ứng dụng Công nghệ số, Công nghệ mạng, Công nghệ thông tin. NHDLQGNDVN đượckết cấu các Modul về cây, con, khoáng vật làm thuốc, các bài thuốc quýđượcsố hóa ảnh màu để dễ nhận dạng, mô tả chính xác tên khoa học, tên thường gọi, tên khác, tính, vị, quy kinh, những hoạt chất sinh học chính và tác dụng chữa bệnh; Các bài thuốc dân gian, bài thuốc gia truyền được nêu rõ Họ và tên tác giả (Gia đình/Dòng họ), địa chỉ, nguồn gốc, xuất xứ, tính, vị, quy kinh,tác dụng và hiệu quả chữa bệnh.Cấu trúc NHDLQGNDVN gồm: Phần mềm để quản trị dữ liệu và công cụ tra cứu; Phần cứng: Máy tính PC để nhập dữ liệu,Máy chủ (Server)để lưu trữ,bảo quản an toàn dữ liệu, đường truyền để kết nối lên Cổng Thông tin điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu tra cứu, sử dụng.NHDLQGNDVNsẽdomột đơn vị trực thuộc Hội có chuyên môn trực tiếp quản trị, vận hành, tổ chức cập nhật và bảo quản an toàn dữ liệu,tổ chức tra cứu cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu. Đồng thờicần cósự chung sức nhiệt tình, trách nhiệm cao của các Hội viên của Hội Nam y Việt Nam trong việc sưu tầm, mô tả dược tính, tác dụng chữa bệnh của mỗi cây, con, khoáng vật làm thuốc, các bài thuốcquý nhằm tạo ra các Files điện tử để tích hợp vào Máy chủ. NHDLQGNDVNsẽ mang lại thuận lợi cho nhà Quản lý (để biết hiện trạng, tiềm năng, tác dụng chữa bệnh của cây, con và khoáng vật làm thuốc, các bài thuốc quý nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách bảo tồn,phát triển và chữa bệnh), nhà Khoa học, các Thầy thuốc, Lương y để tra cứu, tham khảo, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới để không ngừng nâng cao năng lực khám, chữa bệnh; Mặt khác thường xuyên cung cấp thông tin chính thống phục vụmọi đối tượng để phổ cập kiến thức cho cộng đồng về tác dụng chữa bệnh, những lợi ích, ưu việt khi sử dụng thuốc Nam. Đồng thời NHDLQGNDVN là cơ sở khoa học quan trọng hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.
2. Thuốc Nam với cuộc CMCN 4.0, để sản xuất các loại thuốc Nam chất lượng cao, cầnnghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc &thiết bị hiện đạivào các công đoạn sản xuất sau đây:
+ Xác lập Quy trình sản xuất nguyên liệu bán thành phẩm và chiết tách các loại tinh dầu thảo dược; Phân tích tính hóa lý, dược tính của cây thuốc,nhóm cây thuốc, động vật và khoáng vật làm thuốc;
+ Xác lập Quy trình và lựa chọn công nghệ bào chế, công nghệ sản xuất thiết bị y tếphù hợp để tạo ra các loại sản phẩm, thiết bị y tếđạt chất lượng cao dưới hình thức Pilot, tiện ích cho việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
+ Kiểm nghiệm, phân tích, đánh giá các hoạt chất sinh học trong cây thuốc, nhóm cây thuốc, động vật và khoáng vật làm thuốc, các sản phẩm thuốc nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
3.Công tác đào tạo với cuộc CMCN 4.0:Cuộc Cách mạng này có tác động làm thay đổi hoạt động đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toànmới.Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu (Big Data) sẽ là những công cụ và phương tiện tốt nhất để thay đổi phương pháp đào tạo. Các lớp học truyền thống với không gian hạn chế, thiếu các phòng thí nghiệm sẽđược thay bằngcác lớp học trực tuyến, các phòng thí nghiệm Ảo, người học có thể trãi nghiệm trong một không gian học đa dạng, tài nguyên học tập bằng dữ liệu số trong điều kiện kết nối không gian Thật và Ảo vô cùng phong phú. Người học có thể tương tác trong điều kiện như thật thông qua các hệ thống phần mềm và hệ thống mạng. Chất lượng đào tạo trực tuyến sẽ được kiểm soát dễ dàng bằng các công cụ hỗ trợ như công nghệ cảm biến và kết nối không gian mạng.
Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dường kỹ năng chuyên môn của Hội Nam y Việt Nam, có thể từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn, cụ thể Giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, tham khảo phải được số hóa, các bài giảng của Giáo viên cần ứng dụng phần mềm để trình bày, đặc biệt các buổi hướng dẫn thực tế, kỹ năng thăm khám, châm cứu của các chuyên gia, các Thầy thuốc cần được làm thành các Video để phổ biến. Hiện nay, các Hội viên của Hội Nam y, các Thầy thuốc gia đình/Dòng họ - một lực lượng rất lớn cần được phổ cập, chuẩn hóa và nâng caokiến thức để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của cộng đồng. Vì vậy, các Giáo trình, các Bài giảng phải được cập nhật kiến thức, phải được số hóa, các Video kết nối lên Công Thông tin điện tử để phố biến rộng rãi cho các Hội viện, các đối tượng nói trên để tra cứu, sử dụng và tự học để không ngừng nâng cao kiến thức.
4. Bệnh viện, Phòng khám điện tửvới cuộc CMCN 4.0:Xây dựng Mô hình liên kết, liên doanhthử nghiệm Phòng khám, Trung tâm Khám chữa bệnh vàBệnh viện Nam y điện tử bằng việc ứng dụng Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Internet kết nối vạn vật, Mobility. Lựa chọn khoảng 15 đến 30 Phòng khám, Trung tâm và Bệnh viện làm một Mô hình, sau khi thử nghiệm thành công, sẽ mở rộng. Mô hình được thiết kế với một hệ thống phần mềm chuyên dụng để quản trị dữ liệu, quản lý bệnh nhân. Mục tiêu hoạt động của các Phòng khám, Trung tâm khám chữa bệnh, Bệnh viện trong Mô hình này là không dùng giấy tờ, sử dụng Y bạ điện tử/ Bệnh án điện tử/ Hồ sơ sức khỏe điện tử. Mỗi bệnh nhân được cấp một Thẻ điện tử, trong đó được mô tả đầy đủ lý lịch/ tình trạng sức khỏe,thông tin khám bệnh được cập nhật liên tục, do vậy việc thăm khám, chữa bệnh giúp cho Bác sỹ chẩn đoán chính xác, đưa ra hướng điều trị rất thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể dùng thẻ để khám bất cứ Phòng khám, Trung tâm khám chữa bệnh, Bệnh viện nào trong Mô hình và có thể theo dõi tình trạng bệnh của mình qua Mobi khi đã được kết nối với Bác sỹ/Thầy thuốc. Mô hình này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân như đặt lịch khám qua Mobi, có thể thanh toán trực tuyến giảm thời gian đi lại, chờ đợi khám bệnh, Bác sỹ chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh hơn, tư vấn toa thuốc phù hợp, giảm các chi phí cho bệnh nhân.
5. Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Nam dượcsạch với cuộc CMCN 4.0: Xây dựng Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Nam dược sạch ứng dụng công nghệ cao có tính thử nghiệm nhưng phải đạt chuẩn GMP-WHO (Good Manufacturing Practive – Thực hành tốt sản xuất thuốc,*World Health Organization-Tổ chức Y tế Thế giới) và tiêu chuẩnGACP-WHO (GACP-Good Agricultural and Collection Practices - Thực hành tốt trồng trọt và thu hái)là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO. Tiêu chuẩn GACP-WHO có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn Nam dược sạch, đảm bảo chất lượng, bao gồm hai nội dung chính là: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP). Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loại cây thuốc cụ thể, phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản. Như vậy,GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn Nam dược sạch, đạt các tiêu chuẩn và nội dungcủa GACP rất rộng, khá phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học, khoa học quản lý. GACP nêu ra các điều kiện cũng rất cụ thể, về nhân lực: những người trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng phải được đào tạo để có kiến thức và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm; Về cơ sở vật chất,đảm bảomôi trường sạch tại khu vực nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, khi triển khai Mô hình Nuôi trồng, Phát triển Namdược sạch, các nhà khoa học, kỹ thuật viên chủ trì xây dựng Mô hính cần nghiên cứu sâu hơn các yêu cầu của GMP-WHO và GACP-WHO để thực hiện đúng quy trình nhằm tạo ra nguồn Nam dược sạch, có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.Khi Mô hình kết thúc thành công, chúng ta sẽ nhân rộng theo quy hoạch vùng trồng thuốc Nam tập trung phù hợp vùng sinh tháivới quy mô công nghiệp, thực hiện đúng chuẩn GMP-WHO vàGACP-WHO, mở ra triển vọnglớn xuất khẩuNam dược sạch của nước ta.Nhiệm vụ này cũng phù hợp vớiQuyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về“Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
6. Trung tâm Thương mại với cuộc CMCN 4.0: Việc xây dựng Trung tâm Thương mại nhằm quy tụ các loại thuốc Nam, thực phẩm chức năng trên phạm vị cả nước, đẩy mạnh hoạt động thương mại và làm đầu mối cung ứng, phân phối sản phẩmđến Hệ thống đại lý trong cả nước.Trung tâm Thương mại cũng là nơi hội tụ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của các Chi hội, Hội viên của Hội Nam y Việt Nam,kết nối các đối tác sản xuất kinh doanh, thương mại thuốc Namtrong và ngoài nước.
Trung tâmThương mại sẽ từng bước liên kết với các doanh nghiệpsán xuất các loại thuốc Nam, thực phẩm chức năng chất lượng cao, tiến đếnxây dựng& đăng ký sở hữu Nhãn hiệu sản phẩm, Thương hiệu, đẩy mạnh hoạt độngtuyên truyền, quảng cáo, Marketing,xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Để thỏa mãn các nhu cầu nêu trên, Trung tâm Thương mại sẽ được xây dựng các Khu chức năng:
• Khu Trình diễn, Triển lãm, Quảng cáo, Marketing, giao dịch sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước;
• Khu Siêu thị Thương mại sản phẩm;
• Khu Dịch vụ, Hội nghị, Hội thảo khoa học, Diễn đàn Hội viên của Hội Nam y Việt Nam, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
• Khu Văn phòng làm việc.
Việc Quản trị Trung tâm Thương mạisẽ ứng dụng Công nghệ thông tin, Công nghệ số, Công nghệ mạng, Công nghệ cảm biến, trang bị hệ thống Camerađể tối ưu hóa mọi hoạt động và các loại hình dịch vụ.
Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nammạnh dạn đề xuất 6 nhiệm vụ nêu trên, có thể chưa đầy đủ và mong nhận được sự chỉ đạo, góp ý, bổ sung của Lãnh đạo Hội Nam y Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện. Những nhiệm vụ đócó thể lập thành các Dự án và triển khai theo Kế hoạch: Ngắn hạn (1đến 2 năm), Trung hạn (từ 3 đến 5 năm) vàDài hạn (từ 5 năm trở lên).Lãnh đạo Hội có thể giao cho các đơn vị có năng lực thực hiện Dự án với việc xác định rõ: Mục tiêu, Nội dung công việc, Công nghệ ứng dụng, Nhân lực, Vốn đầu tư, Dự kiến thời gian hoàn thành, Hiệu quả kinh tếvà tác động xã hội của mỗi Dự án để Hội có cơ sở quản lý, điều hành, giám sát tiến độ thực hiện. Viện sẽ tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nam y Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 và sẽ đồng hành có trách nhiệm khi được Hội phân công nhiệm vụ.
Nhân dịp năm mới Xuân Kỷ Hợi 2019,Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nam trân trọng Kính chúc Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường vụ, các Ủy viên BCH và các Hội viên Hội Nam y Việt Nam đón Xuân mới với tinh thần của cuộc CMCN 4.0, dồi dào Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành đạt và luôn gặp nhiều May mắn trong cuộc sống.
Tiến sỹ Phùng Minh Lai
Nghiên cứu viên cao cấp,
Nhà Báo.
Viện Trưởng.
Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nam.
Nghiên cứu viên cao cấp,
Nhà Báo.
Viện Trưởng.
Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Phát triển Y học Cổ truyền Việt Nam.